Mua Ngay! Giá rẻ nhất thị trường

Bị Lừa Tiền Qua Mạng, Phải Làm Sao?

Thời buổi công nghệ phát triển ầm ầm như hiện tại đúng là đem lại nhiều tiện ích cho người dùng thật, nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo các chiêu lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp. Lỡ như một ngày nào đó bạn hoặc người thân của mình bị lừa tiền qua mạng thì phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé cả nhà. Là kinh nghiệm thực tế của Add đấy ạ:(

1. Các chiêu lừa đảo qua mạng

  • Kẻ gian chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản Facebook, Zalo, Messenger,…của bị hại, rồi kết bạn với người thân, bạn bè để yêu cầu chuyển tiền gấp, mượn tiền, nạp điện thoại,…=> Khi mình nhận được những tin nhắn kiểu này thì phải gọi điện thoại ngay cho người ấy để xác minh lại các bạn nhé.
  • Bọn tội quan mạo danh cơ quan thực thi pháp luật, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của chúng, hoặc cung cấp thông tin ngân hàng để phục vụ điều tra.=> Không có cơ quan nhà nước nào đi điều tra qua điện thoại, nên khi nhận những cuộc gọi giống vậy thì mình nên tắt máy ngay, tránh nghe nhiều sẽ dễ bị bọn chúng dụ dỗ mà làm theo yêu cầu của chúng.
  • Kẻ lừa đảo tạo Facebook, Zalo,… giả, để ảnh đại diện lịch lãm, hoành tráng để kết bạn với bị hại. Sau đó sẽ hứa kết hôn, tặng quà, tặng tiền,…để có cớ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền phí cho hải quan (đồng bọn của chúng) và chiếm đoạt.=> Chưa gặp mặt, chưa hiểu rõ về một ai đó thì đừng mong rằng họ sẽ tặng tiền cho bạn. Tham lam thì bị liền nha.
  • Kẻ gian giả mạo là người mua để mua hàng của các bạn bán online. Bọn chúng thường mua số lượng khá nhiều, rồi bảo sẽ chuyển tiền cho người bán. Sau đó thì chúng cung cấp 1 đường link giả, yêu cầu người bán nhập thông tin Internet Banking (IB) vào để nhận tiền. Thực ra khi bạn gõ thông tin vào đường link thì kẻ gian lấy thông tin đó để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của bạn đó. Chúng sẽ chuyển sạch tiền trong ngân hàng của bạn đi khi bạn cung cấp tiếp mã OTP/Etoken.=> Không click vào đường link lạ. Khi có cảnh báo từ ngân hàng thì bình tĩnh và gọi ngay cho số hotline của ngân hàng để khóa tài khoản IB của bạn lại nhé.
  • Bọn lừa đảo mạo danh là nhân viên ngân hàng, thông báo cho nạn nhân là có 1 món tiền chuyển về nhưng bị lỗi giao dịch. Hoặc báo rằng tài khoản của bạn bị xâm nhập trái phép, và yêu cầu bị hại cung cấp thông tin đăng nhập IB, OPT/Etoken để chiếm đoạt tài khoản.=> Không có nhân viên ngân hàng nào lại yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập IB và OPT/Etoken cả. Trường hợp này bạn nên tắt máy ngay và ra ngân hàng để xác minh lại.

2. Cách xử lý

Các bạn để ý sẽ thấy hầu hết các ca lừa đảo qua mạng sẽ diễn ra vào ngày cuối tuần hoặc các ngày lễ tết – thời điểm ngân hàng và các cơ quan chức năng không làm việc. Do vậy việc bạn trình báo hoặc xử lý ngay lúc đó rất khó khăn.

Thêm nữa bọn chúng thường chọn cách chuyển tiền nhanh – tức là tiền vào tài khoản người hưởng ngay khi bạn nhập Mã xác thực. Trong lúc bạn còn đang hoang mang thì bên kia bọn chúng đã ra ATM để rút sạch tiền, hoặc chuyển khoản sang người khác mất rồi. Khả năng lấy lại tiền hầu như bằng 0. Lúc này bạn hãy thật bình tĩnh thực hiện các bước sau:

Bước 1: Gọi ngay cho số tổng tài của ngân hàng mà bạn mở tài khoản. Trình bày vụ việc cho nhân viên tổng đài, yêu cầu nhân viên hỗ trợ gửi lệnh tra soát qua ngân hàng thụ hưởng => Tổng đài viên đa phần hỗ trợ nếu bạn cung cấp thông tin chính xác, xác thực được bạn là chủ tài khoản.

Bước 2: Ra ngân hàng làm tra soát tại quầy một lần nữa, đồng thời yêu cầu cung cấp Sao kê tài khoản ngân hàng + Xác nhận số tài khoản (khi đi trình báo cơ quan công an bạn sẽ phải nộp 2 giấy này).

Bước 3: Làm đơn gửi cho Cơ quan công an trình bày lại toàn bộ sự việc. Đơn này bạn search trên Google sẽ có rất nhiều. Nếu có tin nhắn hay hội thoại trao đổi gì thì chụp lại toàn bộ rồi in ra các bạn nhé.

Bước 4: Ra cơ qua công an trình báo. Các bạn lưu ý là tài khoản ngân hàng mình mở ở quận nào thì ra cơ quan công an quận đó cho nhanh, không là đi lòng vòng lắm luôn. Trường hợp khác tỉnh thì bạn ra bất kỳ cơ quan công an nào cũng được, nhưng họ chỉ tiếp nhận và chuyển về đúng cơ quan thôi:(. Thêm nữa là số tiền lừa đảo phải trên 2 triệu thì CQCA mới tiếp nhận các bạn nhé.

Với bài viết trên Add thực sự hy vọng các bạn nâng cao cảnh giác, không bao giờ trở thành nạn nhân của các chiêu lừa đảo. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải sự việc đáng tiếc thì hãy bình tĩnh các bạn nhé. Xem như của đi thay người, đừng vì thế mà buồn khổ, suy sụp rất ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của các bạn. Cứ làm theo các bước hướng dẫn như trên, dù có thể không lấy lại được tiền nhưng chắc chắn sẽ giúp cho việc lôi các kẻ lừa đảo ra ánh sáng được sớm hơn, giúp được nhiều người hơn.

2 Comments

Leave a Reply